Báo động tình trạng ô nhiễm không khí tại Việt Nam

Hà Nội đang đứng trước nguy cơ lọt vào nhóm các thành phố ô nhiễm không khí nhất thế giới, ngang với Bắc Kinh ( Trung Quốc)

 

Đây là một trong những nội dung của bức thư Tổ chức Y tế thế giới (WHO) mới gửi cho nhân viên của mình ở Hà Nội. Bức thư cảnh báo: Hiện tại, chất lượng không khí tại Hà Nội đang ở mức báo động. Tình trạng chất lượng không khí ở Hà Nội hiện nay sẽ tiếp tục kéo dài trong thời gian tới; thậm chí có khả năng đạt ngưỡng của các thành phố ô nhiễm nhất thế giới như Delhi (Ấn Độ), Bắc Kinh (Trung Quốc) và Ulaanbaatar (Mông Cổ).

Không khí ô nhiễm đe dọa tính mạng người dân
Có đến 78/90 ngày, tương đương 86,6% số ngày của quý 1/2017, nồng độ bụi trong không khí ở cả Hà Nội và TP.HCM vượt chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới.
Liên tục vượt ngưỡng

Kết quả phân tích cho thấy: Trong quý 1/2017, tại Hà Nội có 37 ngày nồng độ bụi siêu mịn (PM2.5, loại bụi trôi nổi có kích thước nhỏ hơn 2,5 micromet nên dễ xâm nhập vào túi phổi – NV) cao hơn so với mức 50 µg/m3 – Quy chuẩn quốc gia Việt Nam. Còn nếu so với mức 25 µg/m3 theo khuyến cáo của WHO, thì số ngày không khí Hà Nội vượt chuẩn đến 78/90 ngày. Đáng chú ý, có ngày trong giai đoạn này nồng độ PM2.5 vượt chuẩn WHO đến 10 lần.


Không chỉ Hà Nội, TP.HCM đang có nguy cơ gia tăng ô nhiễm không khí. Trong quý 1/2017, có 6 ngày vượt Quy chuẩn quốc gia, tương ứng 78 ngày vượt chuẩn WHO; Mức AQI (chỉ số chất lượng không khí) trung bình quý tăng từ 91,2 lên 100,8; tương ứng nồng độ bụi PM2.5 trung bình tăng từ 30,72 lên 35,8 µg/m3. Còn trong quý 3/2017, có 1 ngày vượt Quy chuẩn quốc gia và 39 ngày vượt chuẩn WHO. Nếu phân tích dữ liệu theo giờ, có 87 giờ có nồng độ PM2.5 vượt quá Quy chuẩn Việt Nam và 810 giờ đối với chuẩn WHO. Tại TP.HCM, chất lượng không khí trong quý 3/2017 không thay đổi nhiều so với cùng kỳ năm trước. Số giờ trong nhóm không tốt cho sức khỏe là 13,6% so với 14,8% trong cùng kỳ năm 2016.
Liên quan đến kết quả của WHO, lãnh đạo Chi cục Bảo vệ môi trường, Sở Tài nguyên – Môi trường (TN-MT) Hà Nội, cho rằng: Trạm quan trắc đặt tại Đại sứ quán Mỹ là trạm cảm biến và cách tính AQI của Mỹ khác và cao hơn nhiều so với cách tính theo hướng dẫn của Việt Nam.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) liên tục cảnh báo mối đe dọa từ ô nhiễm không khí tới sức khỏe con người. Nguồn gốc của tác nhân gây ô nhiễm không khí đến từ các hoạt động của con người như khí thải của các xe cơ giới, hoạt động công nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng, nhiệt điện, lọc dầu, đốt rác thải công nghiệp, nông nghiệp, các hoạt động nấu ăn, sưởi ấm nhiên liệu.


“Số liệu từ các trạm cảm biến không chính xác và đủ thông số như số liệu quan trắc từ các trạm cố định, và chỉ để phục vụ công tác nghiên cứu, khảo sát xu hướng biến đổi môi trường, lập mô hình quan trắc và không thể đại diện cho chất lượng không khí chung của TP.Hà Nội. Do vậy, số liệu này là chưa khách quan và chưa phản ánh đúng

Các chuyên gia nhận định, đây là hiện tượng thường thấy tại khu vực Nam Bộ vào những tháng cuối năm, thời điểm giao mùa giữa mùa mưa và mùa khô. Hiện tượng này được Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM công bố với tên gọi “mù quang hóa”.

Theo các chuyên gia, để kiểm soát tình trạng ô nhiễm không khí, cần thực hiện nghiêm chỉnh luật bảo vệ môi trường, quản lý và kiểm soát những nguồn tác nhân gây ô nhiễm môi trường bằng các biện pháp như: Thay thế các trang thiết bị cũ bằng trang thiết bị hiện đại; Quản lý và xử lý chặt chẽ các chất thải hay khí thải ra ngoài ngoài môi trường; Sử dụng buồng lắng bụi, lọc bụi để giảm ô nhiễm không khí; Hạn chế tối đa việc sử dụng các nguồn nhiên liệu như than đá, củi, dầu trong sản xuất hay tiêu dùng hàng ngày; Trồng nhiều cây xanh…

Có thể bạn quan tâm

Chưa có bài viết liên quan ...

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *